Lịch sử ngành vật giá Việt Nam

Lịch sử ngành vật giá Việt Nam 04/04/2011 09:39:00 4365

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Lịch sử ngành vật giá Việt Nam

04/04/2011 09:39:00

CỤC QUẢN LÝ GIÁ

       ========

LỊCH SỬ NGÀNH VẬT GIÁ VIỆT NAM

===========

            Sau khi giành được chính quyền, tháng 10/1945, để giúp Chính phủ xây dựng các chính sách thích hợp, đề xuất các giải pháp đối với công tác điều hành thị trường và giá cả; Bộ Kinh tế đã tiến hành sáp nhập với Sở Hóa giá Bắc Bộ và Nha Kinh tế Bắc Bộ-đây là cơ quan Nhà nước đầu tiên làm nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề thương mại, thị trường, giá cả, hàng tiêu dùng,…

            Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ cải tạo và khôi phục kinh tế tháng 6/1957, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập tại Thut tướng phủ một Hội đồng Vật giá; đến tháng 8/1957, tại Chỉ thị số 353/TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phân công cho Bộ Thương nghiệp là cơ quan thay mặt Nhà nước quản lý Nhà nước về vật giá trong toàn quốc và đến đầu năm 1960, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thành lập Vụ Vật giá, có nhiệm vụ trình Hội đồng Vật giá thảo luận trước khi trình Chính phủ quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác giá hàng năm.

            Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ X (Khóa III). Sau khi đánh giá kết quả công tác vật giá trong giai đoạn 1961-1965, về tổ chức quản lý giá cả, Nghị quyết cũng khẳng định: Cần thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước để giúp Đảng và Chính phủ nghiên cứu chính sách giá, xây dựng kế hoạch giá cả, chỉ đạo thực hiện thóng nhất quản lý công tác giá cả trong phạm vi cả nước.

            Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ X (Khóa III), ngày 8/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết cho phép thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước. Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 24/6/1965, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/CP về việc thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước và chỉ rõ: đây là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý vật giá toàn quốc.

            Để kiện toàn bộ máy vật giá từ Trung ương đến các địa phương, chỉ gần  một năm sau khi Ủy ban Vật giá Nhà nước ra đời, tháng 3/1966, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định cho phép thành lập Ủy ban Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

            Ra đời những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của kẻ thù, ngành Vật giá non trẻ phải thường xuyên đối mặt với những thử thách, gian khó và khó khăn. Song ý thức được trọng trách của của ngành đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, hàng trăm cán bộ từ 4 phương, từ khắp các ngành, các lĩnh vực của đất nước, hàng trăm cán bộ từ khắp các ngành các lĩnh vực của đất nước đã hội tụ về nhiệm vụ tham mưu, quản lý, điều hành giá cả dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, ngay từ những năm đầu ,mới được thành lập và đi vào hoạt động, ngành vật giá đã vinh dự được sự dìu dắt của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đó là: đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; nguyên Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Nguyễn Thanh Bình; Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Cố Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Lam…Đồng thời, các địa phương cũng đã cử các cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất chính trị lãnh đạo và chăm lo cho công tác giá tại địa phương mình.

            Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, tháng 12/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo về việc Ủy ban Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể chuyển thành Ban Vật giá hoặc sáp nhập với Sở Tài chính, lấy tên là Sở Tài chính-Vật giá. Tính đến năm 1995, trong số 53 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có 52 tỉnh, thành phố sáp nhập Ủy ban Vật giá với Sở Tài chính và đến năm 1998, Ban Vật giá Thành phố Hồ Chí Minh sáp nhập vào Sở Tài chính Thành phố.

Đối với cơ quan vật giá trung ương, thực hiện cải cách bộ máy của Chính phủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Chính phủ đã có Nghị định số 02/CP ngày 26-10-1992 của Chính phủ về việc thành lập Ban Vật giá Chính phủ tiền thân là Ủy ban Vật giá Nhà nước; Để phù hợp với cơ chế quản lý giá mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 19/9/2002, Thủ tưởng Chính phủ đã có Quyết định số 122/2002/QĐ-TTg chuyển Ban Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính và để phù hợp với mô hình tổ chức mới của Bộ Tài chính, Chính phủ đã thành lập Cục Quản lý giá theo Nghị định số 77/2003/NĐ - CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá theo Quyết định số 118/2003/QĐ-BTC ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá. Hiện nay, căn cứ tình hình công tác quản lý giá trong thời kỳ mới, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá đã được thực hiện theo Quyết định số 1323/QĐ-BTC ngày 27/5/2009 của Bộ trưởng Bọ Tài chính (thực hiện theo Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 26/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính).

Kể từ khi chuyển vào Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, chống suy giảm kinh tế…góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

            Trong những năm qua ngành Vật giá Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho đất nước qua các thời kỳ, đặc biệt trong công cuộc đổi mới kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi lạm phát, chống suy giảm kinh tế đảm bảo an sinh xã hội. Có được những thành tích đó là do sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của các thế hệ ngành Vật giá, và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công chức viên chức trong cơ quan và năm 1995, ngành Vật giá Việt Nam đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều đơn bị, cá nhân ngành giá ở Trung ương và địa phương đã được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý: Huân Lao động hạng nhất, nhì, ba, cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

                                                                                                       CỤC QUẢN LÝ GIÁ

 

Các tin khác