Giá xăng dầu trong nước vẫn trong xu hướng giảm, Những phân tích, đánh giá và dự báo trong thời gian tới

Giá xăng dầu trong nước vẫn trong xu hướng giảm, Những phân tích, đánh giá và dự báo trong thời gian tới 18/09/2019 15:43:00 6979

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Giá xăng dầu trong nước vẫn trong xu hướng giảm, Những phân tích, đánh giá và dự báo trong thời gian tới

18/09/2019 15:43:00

Giá xăng dầu trong nước vẫn trong xu hướng giảm, Những phân tích, đánh giá và dự báo trong thời gian tới

Trong nửa đầu năm 2019, giá dầu thô thế giới duy trì ở mức cao, Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu thô giao kỳ hạn duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhiều công ty sản xuất dầu bên ngoài biên giới Mỹ tiếp tục hạn chế sản lượng.

Giá dầu trên thị trường Mỹ tuy nhiên giảm nhẹ vài cent sau khi vào ngày thứ Hai đóng cửa ở mức cao nhất tính từ tháng 11/2018, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh dự kiến sẽ tiếp tục duy trì giảm sản lượng đến tháng 6/2019.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 4/2019 giảm 6 cent tương đương 0,1% xuống 59,03USD/thùng. Trước đó vào phiên ngày thứ Hai, giá dầu WTI đóng cửa ở mức 59,09USD/thùng – mức đóng cửa cao nhất tính từ ngày 12/11/2018, theo Dow Jones Market Data.

Phiên giao dịch ngày thứ Tư sẽ là phiên cuối cùng của giá dầu kỳ hạn tháng 4/2019. Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 7 cent tương đương 0,1% lên 67,61USD/thùng – mức đóng cửa cao nhất tính từ tháng 11/2018.

Chuyên gia kinh tế trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại Capital Economics, bà Caroline Bain, nhận xét: “Giá dầu đã tăng gần 25% tính từ đầu năm 2019 đến nay khi mà các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC và nhóm các nước đồng minh cũng như việc Iran và Venezuela phải miễn cưỡng giảm sản lượng khiến người ta không khỏi lo sợ về nguồn cung dầu. Tuy nhiên xét đến dự báo của các tổ chức về khả năng nhu cầu tăng trưởng yếu, chúng tôi tin rằng nguồn cung trên thị trường sẽ vẫn dồi dào.”.

Trong cuộc họp vào ngày thứ Hai, Hội đồng giám sát Bộ trưởng trong và ngoài OPEC, nhóm giám sát hoạt động sản xuất trong đó có Saudi Arabia và Nga, khẳng định rằng tỷ lệ tuân thủ với cam kết giảm sản lượng trong nhóm này đạt gần 90% trong tháng 2/2019 từ mức 83% của tháng 1/2019.

Các nước thành viên OPEC đã đồng ý giảm sản lượng 800 nghìn thùng/ngày từ mức của tháng 10/2018 trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến hết tháng 6/2019. Nga và một số nước đồng minh giảm 400 nghìn thùng/ngày, OPEC giảm 800 nghìn thùng/ngày.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết giá dầu Brent Biển Bắc ở mức trung bình 66 USD/thùng trong năm 2019, so với ước tính trước đó là 62,5 USD/thùng. Còn giá dầu thô Mỹ ước tăng từ 55,5 USD/thùng dự báo trước đó lên 59,5 USD/thùng.

Giá dầu đã chạm mức cao nhất trong 5 tháng qua trong phiên giao dịch ngày 9/4, với giá dầu Brent đạt 71,34 USD/thùng, còn giá dầu thô Mỹ tăng lên 64,77 USD/thùng.

Các thị trường dầu mỏ đã thắt chặt trong năm nay khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên hai nhà xuất khẩu dầu Iran và Venezuela, trong khi các nhà sản xuất trong OPEC cũng hạn chế nguồn cung để thúc đẩy giá “vàng đen”.

Theo đánh giá của Goldman Sachs, thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ vẫn thiếu hụt nguồn cung khoảng 0,5 triệu thùng/ngày trong quý II/2019, do đó giá dầu Brent dự kiến sẽ ở mức trung bình 72,5 USD/thùng trong quý này, tăng so với mức dự báo 65 USD/thùng được đưa ra trước đó. Goldman Sachs giữ nguyên dự báo giá dầu năm 2020 ở mức 60 USD/thùng.

Goldman Sachs nhận định mặc dù nguy cơ gián đoạn nguồn cung và những rủi ro mang tính vĩ mô có thể đẩy giá dầu giao ngay tăng cao, song giá dầu dự kiến sẽ giảm dần từ mùa Hè này do sản lượng khai thác của OPEC cũng như sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ gia tăng.

Theo Goldman Sachs, các quyết định tiếp theo của OPEC và các đồng minh sau khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày hết hạn vào cuối tháng 6 tới cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá dầu trong thời gian tới.

Vào cuối tháng 6, Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 3 US cent lên 64,89 USD/thùng. Giá đã tăng 0,5% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 3 US cent xuống 57,87 USD/thùng, phiên trước giá giảm 0,8%.

Dầu Brent tăng 5% trong tuần trước và dầu thô Mỹ tăng 10% sau khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trong ngày 20/6 tại vùng Vịnh, bổ sung thêm căng thẳng gây bởi các cuộc tấn công vào tàu chở dầu tại khu vực này trong tháng 5 và tháng 6/2019. Washington đã đổi lỗi vụ tấn công này cho Iran, nhưng quốc gia này đã phủ nhận bất cứ vai trò gì.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei và các nhà lãnh đạo khác của Iran vào danh sách trừng phạt trong ngày 24/6, thực hiện một bước chưa từng có để tăng áp lực lên Iran sau khi Tehran bắn hạ máy bay không người lái.

Trump cũng cho biết trên Twitter rằng các quốc gia khác nên tự bảo vệ việc vận chuyển dầu của mình tại Trung Đông thay vì Mỹ bảo vệ họ. Nhưng một số người cho biết mối đe dọa xung đột quân sự ngay lập tức đã giảm nhẹ.

Stephen Innes, quản lý khách hàng tại Vanguard Markets, Bangkok cho biết “các thương nhân đã giảm đặt cược của họ cho sự leo thang ngay giữa Mỹ - Iran trong điểm nóng âm ỉ kéo dài này”.

Trong khi đó, hy vọng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại hội nghị G20 cuối tuần này yếu đi khi các nhà đầu tư đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Số liệu sản xuất suy yếu được ngân hàng dự trữ liên bang Dallas công bố đã bổ sung những lo lắng về nhu cầu dầu thô đang giảm.

Nguồn cung dự kiến vẫn khá thắt chặt, khi OPEC và các đồng minh của họ gồm Nga, gọi là OPEC+ có thể tiếp tục gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng khi nhóm họp trong ngày 1 - 2/7 tại Vienna.

Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết sự hợp tác quốc tế về sản xuất dầu thô giúp ổn định các thị trường dầu và quan trọng hơn bao giờ hết. Ông cũng bày tỏ lo ngại về nhu cầu.

Khí tự nhiên của Mỹ tăng khi các nhà đầu tư đóng lại hợp đồng bán

Khí tự nhiên của Mỹ tăng trong phiên đêm qua do các nhà đầu tư đóng lại các hợp đồng bán khống bởi dự đoán nhiệt độ mùa hè trên mức bình thường nhưng sự gia tăng sản lượng khí đã kiềm chế mức tăng.

Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 11,7 US cent hay 5,4% đóng cửa tại 2,303 USD/mmBtu, ngày tăng theo phần trăm lớn nhất kể từ giữa tháng 1/2019. Trong ngày 20/6 hợp đồng này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5/2016 tại 2,159 USD/mmBtu.

Một số diễn biến chính của giá dầu thế giới trong quý III/2019

Diễn biến giá dầu thế giới: Trong tháng 7/2019, giá dầu thô trung bình tương đối ổn định dưới ngưỡng 70 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9 dao động trong khoảng 64,4 USD - 68,3 USD/thùng. Giá dầu WTI dao động trong khoảng 57,3 USD - 57,7 USD/thùng

daugt_wpmv.jpg

Các yếu tố chính tác động giá dầu:

+ Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc: Theo các chuyên gia của Fitch, một giải pháp lâu dài cho cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung có thể mất nhiều năm, nhưng bất kỳ sự hạ nhiệt căng thẳng nào cũng sẽ hỗ trợ giá dầu. Các chuyên gia kỳ vọng, nguồn cung dầu thô thế giới tăng trưởng vừa phải để duy trì cân bằng cán cân cung cầu trên thị trường

+ Thỏa thuận OPEC+ giữa các nước thành viên OPEC và 13 nước ngoài OPEC đã được gia hạn tới tháng 3/2020 đã hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh nhu cầu tăng chậm. Theo đó, các nước OPEC+ tiếp tục duy trì cắt giảm khai thác 1,2 triệu thùng/ngày, trong đó các nước thành viên OPEC giảm 800.000 thùng/ngày, Nga giảm 228.000 thùng/ngày.

+ Cục dự trữ liên bang Mỹ hạ lãi suất cơ bản 0,25% từ mức 2,25-2,5% xuống mức 2 - 2,25% và để ngỏ khả năng cắt giảm thêm lãi suất cơ bản vào cuối năm 2019 do triển vọng khá ảm đảm của kinh tế thế giới và tác động từ cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác.

+ Sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Ngày 07/7/2019, Iran tuyên bố đang tiến hành làm giàu Uranium lên mức 3,67%. Đáp trả việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu của nước này, ngày 20/7 Iran tuyên bố bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh ở eo biển Hormuz. Sự leo thang căng thẳng xung quanh Iran đã đẩy giá vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz tăng cao và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung dầu từ Trung Đông.

+ Bộ trưởng năng lượng Nga A.Novak dự báo nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020 do mối quan hệ giữa các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới có dấu hiệu tích cực. Thị trường cung cầu trên thế giới hiện đang khá cân bằng, tuy nhiên có thể bị tác động mạnh bởi những sự kiện địa chính trị.

+ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu thế giới năm 2019 sẽ giảm trung bình 1,1 triệu thùng/ngày do sự chậm lại của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài và kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm. Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 30 năm qua. IEA cũng lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông, đặc biệt tại eo biển Hormuz (nơi cung cấp cho thế giới khoảng 20 triệu thùng/ngày).

+ Công ty Fitch Solutions, thuộc tập đoàn Fitch dự báo, giá dầu Brent trung bình năm 2019 sẽ ở mức 70 USD/thùng; năm 2020 là 76 USD/thùng; năm 2021 và 2022 lần lượt là 80 USD/thùng và 82 USD/thùng. Giá dầu WTI 2019 được dự báo ở mức trung bình là 63 USD/thùng, năm 2020 là 69 USD/thùng, năm 2021 là 74 USD/thùng và năm 2022 là 77 USD/thùng. Fitch Solution lưu ý, dự báo cho các năm 2021 và 2022 thấp hơn kỳ vọng do ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài.

+ Trái ngược với dự báo của Fitch, IMF đánh giá, giá dầu trung bình năm 2019 sẽ ở mức 65,52 USD/thùng và 63,88 USD/thùng vào năm 2020. Cả hai mức giá đều thấp thấp hơn giá dầu trung bình năm 2018 là 68,33 USD/thùng.

Tháng 8/2019, sản lượng của OPEC trong tháng 8/2019 giảm tháng đầu tiên trong năm nay, thành viên của OPEC bơm 29,61 triệu thùng dầu/ngày, tăng 80 nghìn thùng/ngày so với tháng 7/2019.

Phiên ngày thứ Sáu, giá dầu thô giao kỳ hạn giảm sâu, như vậy tính cả tháng giá dầu giảm sâu sau khi có nhiều thông tin cho thấy rằng Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết mức giảm sản lượng của Nga trong tháng 8/2019 khi được công bố sẽ thấp hơn so với trong thỏa thuận giữa OPEC và các nước thành viên ngoài OPEC.

Ông Novak cho biết các nước tham gia trong thỏa thuận sẽ bàn về thỏa thuận cũng như tình hình thị trường trong buổi họp ngày 12/9/2019, theo Reuters đưa tin. Báo cáo nhấn mạnh rằng Moscow sẽ vẫn tuân thủ đầy đủ thỏa thuận.

Báo cáo mới từ phía Nga lập tức tổn hại đến niềm tin nhà đầu tư. Giờ đây khi mà Nga bớt tuân thủ thỏa thuận, nhiều khả năng thỏa thuận giảm sản lượng đã ký kết giữa Nga và một số nước ngoài OPEC sẽ không được tuân thủ cẩn thận, theo phân tích của chuyên gia phân tích thị trường tại Price Futures Group, ông Phil Flynn.

Sản lượng của OPEC trong tháng 8/2019 giảm tháng đầu tiên trong năm nay, thành viên của OPEC bơm 29,61 triệu thùng dầu/ngày, tăng 80 nghìn thùng/ngày so với tháng 7/2019.

Vào đầu tuần này, ủy ban giám sát Bộ trưởng OPEC, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát OPEC và một số nước thành viên ngoài OPEC, đã cam kết về tỷ lệ tuân thủ đạt 159% trong tháng 7/2019, tăng 22% so với tháng 6/2019.

OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC, trong đó có Nga, đã cam kết giảm nguồn cung dầu từ đầu năm nay, mức giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày so với cuối thời điểm năm 2018. Thỏa thuận giảm sản lượng kéo dài đến tháng 3/2020.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 1,61USD/thùng tương đương 2,8% xuống 55,10USD/thùng. Tháng 8 vừa qua là 1 tháng khó khăn với thị trường năng lượng khi mà giá dầu đã có lúc rơi vào trạng thái suy giảm. Giá dầu thô Mỹ giao kỳ hạn gần nhất giảm 5,9%, theo Dow Jones Market Data.

Trong thời điểm đầu tháng 9, giá dầu thế giới giảm trong ngày 2/9 sau khi các mức thuế mới mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng đối với hàng hóa của nhau làm dấy lên những quan ngại về tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu thế giới.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tại thị trường London (Vương quốc Anh) giảm 59 xu Mỹ xuống còn 58,66 USD/thùng, sau khi có lúc được giao dịch ở mức 58,10 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) giảm 33 xu Mỹ xuống còn 54,77 USD/thùng. Hoạt động giao dịch tại thị trường dầu của Mỹ tương đối “èo uột” do ngày 2/9 là Ngày Lễ Lao động của nước này.

Xăng dau 4(1).jpg

Kể từ ngày 1/9, Mỹ chính thức áp mức thuế 15% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có giày, đồng hồ thông minh và máy thu hình màn hình phẳng, trong khi Trung Quốc áp mức thuế mới đối với dầu thô nhập khẩu từ Mỹ. Các động thái này đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột thương mại trong tháng 9/2019. Ông Trump cho biết mục tiêu của ông là giảm sự phụ thuộc về thương mại của Mỹ vào Trung Quốc và tiếp tục hối thúc các doanh nghiệp Mỹ tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thay thế ngoài Trung Quốc.

Theo nhà phân tích Harry Tchilinguirian của BNP Paribas, cho dù ông Trump cho rằng các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn ra theo dự kiến, thì thị trường dầu vẫn phải “chịu đựng” tình trạng căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc và đang chờ đợi hành động hỗ trợ nền kinh tế trong nước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, Saudi Arabia ngày 2/9 đã bổ nhiệm ông Yasir al-Rumayyan, người đứng đầu quỹ chủ quyền của nước này, đảm nhận vị trí Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ quốc gia Aramco thay cho Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih.

Sản lượng dầu trong tháng 8/2019 của các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã tăng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2019 đến nay khi nguồn cung dầu gia tăng từ Iraq và Nigeria cao hơn mức sụt giảm sản lượng dầu do Saudi Arabia, nước sản xuất dầu hàng đầu trong OPEC, cắt giảm theo thỏa thuận của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Trong khi đó, các công ty năng lượng của Mỹ cũng giảm số giàn khoan hoạt động trong tháng thứ 9 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018. Theo báo cáo công bố ngày 30/8 của Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm trong tháng 6/2019, tháng giảm thứ 2 liên tiếp

Trong thời gian tiếp theo tuần thứ 2 tháng 9, Dầu thô Brent tăng 3 US cent lên 60,98 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ tăng 8 US cent lên 56,38 USD/thùng. Dầu Brent thiết lập mốc tăng tuần thứ 4, trong khi dầu thô Mỹ hướng tới tuần tăng thứ 2 liên tiếp.

Alfonso Esparza, nhà phân tích thị trường tại OANDA cho biết “dầu thô đang tăng sau tin tức Mỹ và Trung Quốc sẽ khởi động các cuộc đàm phán thương mại với một cuộc họp quan trọng trong tháng 10”.

Bắc Kinh và Washington trong ngày 5/9 đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao trong đầu tháng 10/2019 tại Washington, cổ vũ hy vọng của các nhà đầu tư rằng cuộc chiến thương mại có thể kết thúc các đợt tăng thuế quan làm sứt mẻ tăng trưởng kinh tế.

Tranh chấp thương mại kéo dài đã làm giảm giá dầu, nhưng dầu Brent vẫn tăng khoảng 13% trong năm nay, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ để giảm tồn kho.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự trữ dầu thô và sản phẩm của Mỹ giảm trong tuần trước, với dầu thô giảm tuần thứ 3 liên tiếp bất chấp nhập khẩu tăng vọt.

Dự trữ dầu thô giảm 4,8 triệu thùng, gần gấp đôi dự đoán của giới phân tích xuống 423 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 10/2018.

Giá dầu trong ngày hôm qua đã tăng hơn 2% sau báo cáo của EIA, mặc dù sau đó đã dần mất đà tăng do các nhà đầu tư không hoàn toàn tin rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại kết quả.

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm từ mức cao nhất 7 tuần, sau số liệu cho thấy rằng mức dự trữ hàng tuần lớn hơn so với dự kiến.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết dự trữ khí đốt tại các cơ sở tăng 84 tỷ feet khối trong tuần tính tới ngày 30/8/2019. Số liệu này cao hơn so với dự báo 78 tỷ feet khối trong một thăm dò của Reuters. Khối lượng khí dự trữ vẫn dưới mức trung bình 5 năm kể từ tháng 9/2017.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn New York giảm 10 US cent tương đương 0,4% xuống 2,435 USD/mmBTU, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 12/7/2019 trong phiên trước đó. Mặc dù giá giảm nhẹ, hợp đồng này vẫn trong vùng mua quá nhiều trong ngày thứ 3 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2018.

Trang API cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 401.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 30/8, lên 429,1 triệu thùng, so với dự báo giảm 2,5 triệu thùng của các chuyên gia. Tuy nhiên, dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm trung chuyển dầu chính của Mỹ, lại giảm 238.000 thùng. Theo dự đoán của một số chuyên gia, lượng dầu thô Mỹ trong kho trong những tuần tới có thể giảm trước khi phục hồi vào cuối mùa cao điểm của nhu cầu xăng dầu và thời kì bảo trì nhà máy lọc dầu kết thúc.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài ảnh hưởng xấu đến giá dầu, vốn đã tăng từ đầu năm nhờ chính sách giảm sản lượng từ OPEC và đồng minh, tức OPEC+.

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là thị trường chứng khoán Trung Quốc sau thông tin Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại vào tháng 10 tới cũng góp phần kích thích giá dầu.

Vào khoảng giữa tháng 9, Giá dầu thô hôm thứ Sáu (14/9) diễn biến trái chiều sau khi dữ liệu cho thấy dấu hiệu Mỹ tăng sản lượng.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 10 tăng 0,58% lên 68,99 USD/thùng. Trên Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,17% xuống 78,05 USD/thùng.

Số lượng giàn khoan Mỹ tuần qua tăng 7 giàn lên 867 giàn, theo dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes. Tuy nhiên, giá dầu được hỗ trợ bởi kỳ vọng nguồn cung toàn cầu được thắt chặt do lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm dưới tác động của lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.

Ấn Độ, khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Iran, cũng tuyên bố sẽ giảm lượng dầu nhập khẩu hàng tháng từ Iran trong tháng 9 và tháng 10, xuống còn hơn một nửa so với đầu năm nay.

Giá xăng Mỹ lúc 7h07 ngày 15/9 (giờ Việt Nam) giảm 1,23% xuống mức 1,97 USD/gallon.

Tình hình trong nước

Trong thời gần đây, giá xăng dầu trên thị trường thế giới luôn có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, tại kỳ điều hành kinh doanh xăng dầu vào ngày 16/9/2019, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm (ngoại trừ dầu hỏa và dầu mazut). Theo đó, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 92 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 139 đồng/lít; dầu hỏa tăng 35 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 262 đồng/kg.

Theo thông báo từ Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 16/9/2019 có biến động tăng giảm đan xen nhưng tăng nhẹ vẫn là xu hướng chung. Cụ thể ở mức 66,549 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 0,292 USD/thùng, tương đương +0,44% so với kỳ trước); 70,459 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,515 USD/thùng, tương đương +0,74% so với kỳ trước); 74,785 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 0,89 USD/thùng, tương đương +1,21% so với kỳ trước); 75,341 USD/thùng dầu hỏa (tăng 0,922 USD/thùng, tương đương +1,24% so với kỳ trước); 366,373 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 16,144 USD/tấn, tương đương +4,61% so với kỳ trước).

Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức: xăng E5RON92 không cao hơn 19.114 đồng/lít; xăng RON95-III 20.143 đồng/lít; dầu diesel 0.05S 16.200 đồng/lít; Dầu hỏa 15.362 đồng/lít; Dầu mazut 180CST3.5S không cao hơn 14.090 đồng/kg.

Xang dauy 5(1).jpg

Bộ Công Thương cho biết, tại lần điều chỉnh này, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều hành theo hướng phản ánh đúng sự điều chỉnh của các chi phí đầu vào, tiếp tục gia tăng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để có dư địa điều hành bình ổn giá các tháng cuối năm, duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường. Cụ thể: Liên Bộ thực hiện giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các loại dầu xuống mức 400 đồng/lít/kg (kỳ trước là 500 đồng/lít/kg).Cùng với đó, Liên Bộ quyết định không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các loại xăng, dầu.