Kinh nghiệm quốc tế về học phí (phần 2) - Sự đa dạng các loại học phí và hỗ trợ học phí

Kinh nghiệm quốc tế về học phí (phần 2) - Sự đa dạng các loại học phí và hỗ trợ học phí 13/07/2020 16:13:00 583

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Kinh nghiệm quốc tế về học phí (phần 2) - Sự đa dạng các loại học phí và hỗ trợ học phí

13/07/2020 16:13:00

HỌC PHÍ, BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Sự đa dạng các loại học phí và hỗ trợ học phí

Nhìn nhận quá trình thay đổi học phí của các nước trên thế giới cho thấy những hệ thống giáo dục đại học tiên tiến (đặc biệt là ở Tây Âu, Trung và Đông Âu, Nga và những quốc gia cũ thuộc Liên Xô và những nước châu Phi nói tiếng Pháp) được phát triển dựa trên tư tưởng miễn học phí đại học cho những sinh viên đủ điều kiện. Tuy nhiên, tại Úc, sau 30 năm gần như miễn phí học phí, chủ trương này đã kết thúc vào năm 2000 khi chính phủ Úc thông báo thu £363 học phí trên 1 kỳ cho tất cả các sinh viên đại học có hiệu lực từ tháng 10/2001. Úc khuyến khích các gia đình trả trước học phí hoặc học sinh sẽ trả lại học phí như là một khoản cho vay thu nhập ngẫu nhiên.

1.jpg

Trong những năm gần đây học phí trả sau được xem như xu hướng thịnh hành để dung hòa việc yêu cầu sinh viên và/hoặc gia đình họ cùng đóng góp vào học phí ngay cả khi họ vẫn đi học và khả năng hạn chế đóng học phí. Các chương trình hỗ trợ cho vay (ví dụ FEE-HELP) của Úc cũng cho phép học sinh, sinh viên hoãn trả học phí tới khi lương của họ đạt tới mức thu nhập bình quân của Úc. Scotland cho phép người học trả 1 khoản cố định khi kết thúc việc học và trả phần còn lại khi thu nhập đạt tới một mức quy định. Chính sách giáo dục ở Anh cũng chuyển từ học phí trả trước sang học phí trả sau khi có thu nhập sau khi tốt nghiệp. Ethiopia cũng đưa ra biểu thuế sau khi tốt nghiệp: nếu học phí được trả trước trong 1 lần thì sẽ được giảm 5% còn những sinh viên trả trước học phí trong 1 lần trong năm đầu tiên sau tốt nghiệp sẽ được giảm 3%.

2.jpg

Một vài quốc gia khác thì coi học phí như là một hình phạt đối với những học sinh kéo dài hơn thời gian học thông thường. Ví dụ, ở Hungary học phí đã được bãi bỏ từ năm 1998 nhưng những sinh viên học nhiều hơn 5 năm mới hoàn thành khóa học sẽ phải đóng học phí. Ở cộng hòa Séc, Luật giáo dục đại học năm 1995 cho phép trường thu học phí như là hình phạt cho những sinh viên vượt quá thời gian học đã quy định. Tương tự vậy, bang Baden-Wu ¨rttemberg của Đức cũng thu học phí $500 trên 1 học kỳ đối với những sinh viên vượt quá thời gian học thông thường.

Quy định về phân công thẩm quyền xác định học phí ở những trường công lập tại các nước khác nhau cũng rất khác nhau. Rất nhiều nước, trong đó có Canada, Ấn Độ và Mỹ, các mức học phí được xác định bởi chính quyền bang hoặc tỉnh. Ở Mỹ thống đốc bang, những người xây dựng pháp luật và trường đại học cùng hợp tác và quản lý. Một số nước (trong đó có Hồng Kông và Anh) thì chính phủ trung ương chịu trách nhiệm xác định các mức học phí nhưng một số nước (trong đó có Chile và Hàn Quốc) thì tổ chức cá nhân được trao quyền quy định các mức học phí. Bộ Luật giáo dục mới của Anh được thông qua năm 2004 cho phép trường đại học thu học phí cao hơn mức chuẩn của chính phủ và quyền được tăng học phí. Ở Hà Lan, chính phủ xác định học phí cho những học sinh cần được hỗ trợ và trường đại học xác định học phí cho những học sinh không đáp ứng tiêu chí được hỗ trợ (sinh viên bán thời gian, sinh viên có thừa kế và những sinh viên có thu nhập cao hơn cả khoản hỗ trợ cho sinh viên). Ở Nhật Bản, một cuộc cái cách lớn năm 2004 ủy quyền cho các trường đại học quốc gia để kết hợp lại như là một tập đoàn công và xác định học phí đại học. Tuy nhiên, các trường đại học không thể xác định mức học phí vượt quá 110% mức học phí đã xác định bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính. Chính quyền địa phương tiếp tục xác định mức học phí ở những trường công tại địa phương mình.

3.jpg

Một nội dung quan trọng trong chính sách học phí là mức độ phù hợp của học phí; do vậy, câu hỏi đặt ra là học phí được xây dựng như thế nào hay yếu tố nào ảnh hưởng/ tạo nên học phí là gì. Giả thiết đơn giản nhất là học phí xây dựng đảm bảo bù đắp các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ. Tuy nhiên đây lại không phải là vấn đề đơn giản vì việc tính toán chi phí cũng dựa vào những giả định, tiêu chuẩn kế toán khác nhau. Ví dụ cái gì được gọi là chi phí trực tiếp hay chi tiêu toàn trường được phân bổ như thế nào giữa năm học đầu tiên và hướng dẫn tốt nghiệp, hay chi phí lương hưu, chi phí về bảo hiểm sức khỏe và chi phí tài chỉnh (khoản vay, nợ tài chính) được xử lý như thế nào. Hơn nữa, chi phí khác nhau giữa các trường, các nghề khác nhau là khác nhau. Ví dụ ngành y có thể có chi phí cao hơn các ngành khác như luật hoặc kinh doanh hoặc những trường danh tiếng, tỷ lệ cạnh tranh cao có nên đưa ra mức học phí cao hơn. Cuối cùng là yếu tố về mức độ sẵn sàng chi trả của trừng gia đình có mức độ thu nhập khác nhau tại thời điểm cụ thể và văn hóa cụ thể. Ví dụ, ở Thụy Sỹ, phụ huynh thường phải trả khoản những khoản phí rất cao, nhưng con cái họ sau đó hưởng thụ giáo dục đại học miễn phí. Việc áp đặt học phí ở Thụy Sỹ có thể gặp những phản đối cao, mặc dù hầu hết các gia đình có khả năng chi trả học phí. Ngược lại, gia đình Trung Quốc thường chỉ có 1 con, những đứa trẻ này thường được đặt vào trường học tốt nên họ sẵn sàng hi sinh một khoản tài chính lớn cho con họ vào đại học.

Tóm lại, chính sách về học phí là khái niệm tổng hợp và bị ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội. Miễn phí học phí hay mức học phí bù đắp những chi phí gì, mức bao nhiêu là phù hợp dựa trên quan điểm của những nhà hoạch định chính sách vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước với việc xây dựng một nền giáo dục có chọn lọc cao hay phổ cập giáo dục. Nhận thức về vai trò của giáo dục như là một khoản đầu tư cho tương lai, sự sẵn sàng chi trả, chia sẻ giữa nhà nước, hộ gia đình, trường đại học và các tổ chức khác cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ai là người trả học phí, tỷ lệ chi trả bao nhiêu và trả vào lúc nào.

Hạnh Trương