Dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2023

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2023 07/12/2023 13:50:00 1263

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2023

07/12/2023 13:50:00

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2023

 

 

Dự báo CPI tháng 12/2023:

- Những yếu tố gây áp lực tăng giá:

(i) Giá các mặt hàng nhiên liệu và năng lượng tháng tới dự báo vẫn diễn biến phức tạp, nhiều khả năng xu hướng tăng do nhu cầu thường tăng vào mùa đông và giai đoạn cuối năm trong khi nguồn cung đang bị siết chặt;

(ii) Ảnh hưởng của thời tiết mưa lũ có thể tác động làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, rau xanh cục bộ tại một số địa phương do thiếu hụt nguồn cung tạm thời;

image

(iii) Giá gạo xuất khẩu có thể tăng do nhu cầu thế giới tăng tại các thị trường truyền thống và nhu cầu chuẩn bị do dịp lễ Tết cuối năm;

(iv) Giá quần áo may mặc thu đông có thể tăng nhẹ do thời tiết chuyển mùa lạnh tại miền Bắc;

(v) Giá dịch vụ sửa chữa nhà cửa có thể nhích tăng do nhu cầu sửa sang nhà cửa cuối năm;

(vi) Nhu cầu hàng hóa theo quy luật thường cao hơn vào cuối năm để chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết.

- Những yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá:

(i) Nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đây là mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI và hiện tại trong nước vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

(ii) Thời tiết chuyển lạnh nên nhu cầu dùng điện nước giảm;

(iii) Công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm đang được các địa phương, doanh nghiệp tích cực triển khai từ sớm;

(iv) Sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ cùng với các chính sách giảm thuế, phí đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Một số biện pháp điều hành giá trong tháng cuối năm 2023

Năm 2023, Quốc hội đề ra mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 4,5%. Căn cứ diễn biến CPI 10 tháng đầu năm cho thấy còn dư địa kiểm soát lạm phát tiếp tục tăng là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý đến CPI năm 2023 còn phụ thuộc vào thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh giá các mặt hàng của các bộ ngành. Trường hợp điều chỉnh vào tháng cuối năm thì tác động đến CPI bình quân năm 2023 dự kiến không quá lớn nhưng sẽ tác động trễ sang năm 2024.

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan quản lý giá chung, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá trong thời gian những tháng còn lại của năm 2023 sẽ tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái- Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá (Thông báo số 118/TB-VPCP ngày 10/4/2023, Thông báo số 348/TB-VPCP ngày 24/8/2023, Thông báo số 419/TB-VPCP ngày 16/10/2023) để triển khai các giải pháp quản lý giá, kiểm soát lạm phát, trong đó tập trung các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; diễn biến giá cả, cung cầu trong nước các mặt hàng thiết yếu, xây dựng các báo cáo tổng hợp, phân tich, dự báo giá thị trường theo quy định.

- Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường: Hiện nay một số địa phương đã điều chỉnh tăng học phí mầm non, phổ thông theo lộ trình Nghị định 81/NĐ-CP; Bộ Y tế dự kiến tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh kết cấu thêm chi phí tiền lương cơ bản tăng thêm vào tháng cuối năm. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm.

image

- Theo dõi, rà soát chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, khí hóa lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuộc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm... theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Cục Quản lý giá sẽ tham mưu Bộ ban hành Chỉ thị của Bộ trưởng Tài chính theo thông lệ hàng năm.

- Chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

- Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả./.

Định Nguyễn

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%