Sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

Sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá 11/01/2024 10:56:00 216

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

11/01/2024 10:56:00

Sự cần thiết của việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

 

Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ triển khai thực hiện trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và thẩm định giá.

1. Ngày 19/6/2023, Quốc hội khoán XV đã biểu quyết thông qua Luật Giá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Gắn với đó là hệ thống các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật cũng được ban hành mới, vì vậy các quy định về xử lý vi phạm hành chính cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, như: việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá được quy định tại Điều 72 Luật Giá 2023.

2. Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 (Luật XLVPHC 2020) được ban hành với những quy định sửa đổi, bổ sung liên quan trực tiếp đến các Nghị định xử lý vi phạm hành chính như: bổ sung quy định về vi phạm hành chính nhiều lần; bổ sung quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm; sửa đổi, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; tăng thẩm quyền xử phạt của một số chức danh; thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc xác định và làm rõ các hành vi vi phạm đang diễn ra và hành vi vi phạm đã kết thúc trong lĩnh giá... Những nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên tại Luật XLVPHC 2020 đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung tương ứng tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

image

Tại Mục 2 Báo cáo số 107/BC-BTP ngày 20/5/2022 của Bộ Tư pháp Báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh tại văn bản số 723/VPCP-PL, cụ thể:

“- Giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu xây dựng Nghị Định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị Định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 và Nghị Định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020): Thời gian trình phải phù hợp với thời gian Luật Giá (sửa đổi) được Quốc Hội thông qua theo dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.”

Bên cạnh đó, từ thực tế cần phải điều chỉnh mức phạt hành chính phù hợp để tăng tính răn đe.

Từ những vấn đề trên việc xây dựng Nghị định là cần thiết phù hợp với thực tế phát sinh trong lĩnh vực giá và thẩm định giá. Đến nay, hồ sơ dự thảo Nghị định đã được Bộ Tài chính xây dựng và gửi xin ý kiến rộng rãi theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

QUỲNH HƯƠNG

 

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%