Thẩm định giá của Nhà nước tại Luật Giá 2023: Quy định rõ về phạm vi, cách thức triển khai, tính pháp lý của kết quả thẩm định giá

Thẩm định giá của Nhà nước tại Luật Giá 2023: Quy định rõ về phạm vi, cách thức triển khai, tính pháp lý của kết quả thẩm định giá 11/01/2024 14:06:00 3346

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Thẩm định giá của Nhà nước tại Luật Giá 2023: Quy định rõ về phạm vi, cách thức triển khai, tính pháp lý của kết quả thẩm định giá

11/01/2024 14:06:00

Thẩm định giá của Nhà nước tại Luật Giá 2023: Quy định rõ về phạm vi, cách thức triển khai, tính pháp lý của kết quả thẩm định giá

 

image

 

Tại Luật Giá 2023 đã đối mới nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực thẩm định giá, trong đó thẩm định giá của Nhà nước là một trong các nội dung rất quan trọng đã được củng cố về cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho việc triển khai trong thực tiễn.

image

1. Luật Giá năm 2023 đã hoàn thiện các quy định theo nguyên tắc tăng cường phân công, phân cấp trong tổ chức thực hiện, chặt chẽ trong khâu thực hiện của hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

- Luật Giá số 16/2023/QH15 không quy định các trường hợp phải thẩm định giá của Nhà nước mà chỉ xác định việc thẩm định giá của Nhà nước là một phương thức, cơ chế thực hiện nhằm tư vấn về giá trị tài sản cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

- Việc thẩm định giá tài sản gắn với trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản để tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản có sử dụng vốn nhà nước. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt giá khi lựa chọn phương thức thẩm định giá của Nhà nước có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá của Nhà nước.

- Về thành phần Hội đồng thẩm định giá: Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá. Trong đó, Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 50% thành viên, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau: (a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá; (b) Thẻ thẩm định viên về giá; (c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá; (d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.

image

Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn theo quy định ở trên làm thành viên hội đồng thẩm định giá.

- Ngoài ra, Luật Giá số 16/2023/QH15 cũng phân định rõ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (như chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng, người có chứng nhận chuyên môn, tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá…).

2. Về tính pháp lý của kết quả thẩm định giá, nhất là trong hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Nội dung này chưa có sự thống nhất giữa pháp luật chuyên ngành với quy định của Luật Giá. Theo quy định của Luật Giá thì kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản. Kết quả thẩm định giá mang tính chất tư vấn và chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá, còn người quyết định giá là các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản, những người này có thể hoặc không quyết định giá theo kết quả thẩm định giá.

Tuy nhiên, nhiều quy định tại pháp luật chuyên ngành gần như sử dụng ngay kết quả thẩm định giá làm căn cứ duy nhất để định giá, kéo theo đó là trách nhiệm rất nặng đặt lên vai các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá.

image

Tại Luật Giá 2023, kết quả thẩm định giá đã được quy định rõ có giá trị để tư vấn:

- Luật Giá 2023 quy định rõ hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị bằng tiền của tài sản trên cơ sở giao kết hợp đồng dân sự giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá, điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội tháng 3/2023 đánh giá như là hoạt động “bán lời khuyên”. Việc sử dụng hoặc không sử dụng sản phẩm tư vấn của doanh nghiệp thẩm định giá (Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo thẩm định giá) là quyền của khách hàng - những người sở hữu tài sản hoặc có quyền đối với tài sản; Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo thẩm định giá không mang tính chuẩn mực buộc các bên thực hiện mà chỉ là một trong những cơ sở để các bên xem xét, quyết định, phê duyệt giá tài sản; trường hợp quyết định sử dụng sản phẩm tư vấn thì khách hàng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tương tự đối với một số hoạt động tư vấn khác như đấu giá, kiểm toán, kế toán và luật sư thì việc quản lý được thực hiện thông qua quản lý các điều kiện hoạt động và bộ công cụ chuẩn mực về chuyên môn. Trường hợp có dấu hiệu sai phạm về tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp sẽ có kiểm tra giám sát việc tuân thủ và xử lý sai phạm (đã được quy định tại chương 7 về thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá). Theo đó, nếu doanh nghiệp thẩm định giá không tuân thủ các quy định về thẩm định giá trong quá trình thực hiện dẫn đến sản phẩm tư vấn gây thiệt hại cho khách hàng thẩm định giá thì phải chịu trách nhiệm về: (1) Trách nhiệm dân sự: có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (2) Trách nhiệm hành chính: bị xử phạt, tước thẻ, thu hồi thẻ, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép…; (3) Trách nhiệm hình sự: bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.

- Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước, (1) Tổ chức thẩm định (Hội đồng thẩm định giá) phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan với nội dung tại thông báo kết quả thẩm định đưa ra, bảo đảm tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Kết quả thẩm định giá mang tính chất cung cấp căn cứ, thông tin, tư vấn cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định giá tài sản. Mặc dù kết quả thẩm định giá không mang tính bắt buộc phải thực hiện mà là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, phê duyệt giá tài sản, song Hội đồng thẩm định, từng thành viên Hội đồng thẩm định phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả thẩm định không chính xác, trung thực. (2) Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nội dung này thể hiện cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 621, điểm b khoản 2 Điều 632 và khoản 1 Điều 643 của Luật Giá.

 

ĐN

1 Điểm a khoản 2 Điều 62: “Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá tài sản mà hội đồng thẩm định giá thực hiện tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;”.

2 Điểm b khoản 2 Điều 63: “Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, tính đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan đối với thông báo kết quả thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận định, đánh giá của mình quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này”

3 Khoản 1 Điều 64: “Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật có liên quan.”

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%