Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Tại điểm đ, khoản 2 điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phù có qui định : “ Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.” Xin được Bộ Tài Chính hướng dẫn chi tiết thêm thế nào là “ quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh”? và cho vài ví dụ cụ thể trường hợp nào thuộc diện “ quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh” phải khai thuế riêng và trường hợp nào không thuộc diện “ quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh” , không cần khai thuế riêng để qui định của Nhà nước được thực hiện đúng và thống nhất cả nước. Do chưa có hướng dẫn cụ thể nên một số trường hợp rất lúng túng như hợp đồng Hợp tác kinh doanh giữa 2 pháp nhân A và B không thành lập pháp nhân mới, phân chia kết quả theo doanh thu, chi phí: 1/ Hai bên lập ra ban điều hành cùng quản lý, kiểm soát hợp đồng hợp tác; sử dụng pháp nhân của bên A để giao dịch, khai báo thuế, nộp thuế GTGT, thuế TNCN hộ cho toàn bộ hợp đồng, thuế TNDN phát sinh bên nào bên đó tự khai và nộp. Trường hợp này bên A có phải kê khai thuế riêng không? 2/ Bên B trực tiếp quản lý, đàm phán, điều hành; bên A kiểm duyệt chứng từ, ký kết giao dịch, khai báo thuế, nộp thuế GTGT, thuế TNCN hộ cho toàn bộ hợp đồng, thuế TNDN phát sinh bên nào bên đó tự khai và nộp. Trường hợp này bên A có phải kê khai thuế riêng không? 3/ Nếu phải kê khai thuế riêng xin được hướng dẫn cụ thể: -Hóa đơn đầu ra sử dụng pháp nhân của ai bên bán -Hóa đơn đầu vào sử dụng pháp nhân của ai bên mua -Việc khai thuế và nộp thuế thực hiện trực tiếp hay trực tuyến, nếu trực tuyến xin được hướng dẫn cụ thể vì có liên quan đến ký số. -Phần doanh thu, thu nhập hoặc chi phí được chia theo thỏa thuận hợp tác các bên có được cộng vào doanh thu, chi phí của mình khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay phải tính thuế TNDN riêng cho hoạt động hợp tác kinh doanh. Xin cảm ơn!
07/07/2023
Trả lời:


Gửi phản hồi: